XEM XÉT – PHÊ DUYỆT
| Họ và tên | Chức vụ | Ký tên | Ngày ký |
Biên Soạn | Bùi Ngọc Anh | TP. Hành chính – Nhân sự |
| 15/09/2021 |
Xem xét | Phan Văn Tư | Giám đốc điều hành |
| 15/09/2021 |
Phê duyệt | Dương Thi Thương | Tổng Giám đốc |
| 15/09/2021 |
1. MỤC ĐÍCH
Thủ tục này quy định cách thức kiểm soát quá trình lao động trên công trường nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả người lao động và chất lượng công trình trong khi thi công, đồng thời đảm bảo uy tín và kinh tế của công ty khi thực hiện công tác xây lắp.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1. Đối tượng áp dụng: Nhà máy cơ khí Tuệ Minh và các công trình xây lắp của công ty
2.2. Trách nhiệm áp dụng:
- Trách nhiệm chính: Nhà máy cơ khí/ Đội công trình/ Bộ phận An toàn – Lao động
- Bộ phận liên quan: Các Phòng/ Ban/ toàn bộ cán bộ - công nhân viên của công ty khi làm việc tại nhà máy và trên công trường.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TCVN ISO 9001
4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
- Kiểm soát an toàn lao động: là việc tiến hành đánh giá các yếu tố rủi ro và tiến hành loại trừ hoặc giảm đến mức tối thiểu các yếu tố, nguy cơ gây hại đến con người, tài sản, chất lượng công trình (sự cố, tai nạn, môi trường, khí hậu, điều kiện làm việc…).
- Huấn luyện an toàn lao động: là việc trang bị cho công nhân viên những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong quá trình làm việc trên công trường.
5. CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
- BGĐ : Ban giám đốc
- ĐCT/NMCK: Đội công trường/Nhà máy cơ khí Tuệ Minh
- GĐNM : Giám đốc Nhà máy cơ khí Tuệ Minh
- GĐDA : Giám đốc dự án
- CHT : Chỉ huy trưởng
- P.HCNS : Phòng Hành chính – Nhân sự
- BP.HCNS : Bộ phận Hành chính – Nhân sự
- P.KT- DA : Phòng Kỹ thuật - Dự án
- P.VTTB : Phòng Vật tư – Thiết bị.
- ATLĐ : An toàn lao động
- GSATLĐ : Giám sát An toàn lao động
- BP.ATLĐ : Bộ phận giám sát an toàn lao động
- BPLQ : Bộ phận liên quan
6. NỘI DUNG
Mục | Trách nhiệm | Nội dung công việc |
1. | P.HCNS NMCK/ĐCT | Bước 1: Kế hoạch huấn luyện ATLĐ
|
2. | BP.ATLĐ | Bước 2: Tổ chức huấn luyện ATLĐ
|
3. | BP.ATLĐ P.HCNS/ GĐNM/ GĐDA/ CHT | Bước 3: Giám sát ATLĐ trong thi công
+ Với những công việc tiềm ẩn mất an toàn cao cần phải tiến hành đánh giá các yếu tố rủi ro và loại trừ hoặc giảm đến mức tối thiểu các yếu tố, nguy cơ gây hại đến con người, tài sản, chất lượng công trình bằng cách lập Biên bản đánh giá công việc - BM07.06. + Với những công việc như làm việc trong môi trường nhiệt độ cao (hot work), không gian hạn chế, thiếu khí… cần phải xin giấy phép làm việc theo BM08.06. + Giám sát về an toàn, sức khỏe, trang bị BHLĐ, vệ sih môi khi hoạt động tại ĐCT, NMCK yêu cầu dừng ngay công việc nếu công tác an toàn không đảm bảo. + Hàng tháng đề xuất lên GĐDA/GĐNM/CHT khen thưởng 03 lao động làm việc tích cực, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về ATLĐ biểu dương trước toàn thể CB-CNV nhằm khuyến khích mọi người làm việc an toàn. + Xử lý các tình huống xảy ra tại ĐCT, NMCK. Nếu có trường hợp vi phạm về an toàn có thể dẫn đến tai nạn lao động thì phải lập Biên bản vi phạm an toàn lao động - BM06.06 và báo cáo lên P.HCNS/ GĐNM/ GĐDA/ CHT tùy theo mức độ vi phạm để kỷ luật theo hình thức sau: trừ 04 giờ công nếu vi phạm nhẹ lần 1; trừ 01 ngày công nếu vi phạm nhẹ lần 2; cho nghỉ việc nếu vi phạm lần 3 hoặc vi phạm nghiêm trọng về an toàn lao động. + Lập các báo cáo về an toàn lao động (tuần/ tháng/ năm) theo BM09.06, BM10.06, BM11.06 và gửi về P.HCNS/GĐNM/GĐDA/CHT vào cuối mỗi tuần, tháng, năm. + Trường hợp xảy ra tai nạn lao động phải lập Báo cáo điều tra tai nạn lao động - BM12.06 và báo cáo lên P.HCNS/GĐNM/GĐDA/CHT để xử lý. |
5. | BP.ATLĐ P.HCNS | Bước 4: Kết thúc, lưu hồ sơ
|